I. Nguyên giá
1. Khái niệm:
Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có máy móc cho tới khi đưa máy móc đi vào hoạt động bình thường bao gồm:
· Giá mua thực tế của máy móc;
· Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử;
· Lãi tiền vay đầu tư cho máy móc khi chưa bàn giao và đưa máy móc vào sử dụng;
· Thuế và lệ phí trước bạ.
Ví dụ:
Công ty X mua một máy móc mới 100% với:
* Giá ghi trên hóa đơn (giá chưa có thuế GTGT): 150 triệu đồng;
* Chi phí vận chuyển là: 3 triệu đồng;
* Chi phí lắp đặt, chạy thử là: 2 triệu đồng.
Như vậy:
Nguyên giá của máy móc = 150 triệu + 3 triệu + 2 triệu = 155 triệu đồng.
II. Khấu hao
1. Khái niệm về khấu hao:
a. Khái niệm
* Khái niệm chung:
Trong quá trình sản xuất máy móc thiết bị sử dụng bị hao mòn hưỡu hình, vô hình và chuyển dịch dần giá trị vào sản phẩm hoàn thành. Bộ phận giá trị này là 1 yếu tố chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao máy móc thiết bị sau khi sản phẩm được tiêu thụ số tiền khấu hao được trích để bù đắp lại dần dần và tích lũy thành quỹ khấu hao. Giá trị của bộ phận máy móc thiết bị tương ứng với mức hao mòn chuyển dịch dần vào sản phẩm gọi là khấu hao máy móc thiết bị.
- Theo Quyết định 206: Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.
- Theo thẩm định giá thì khấu hao máy móc thiết bị là việc tính toán và phân bộ một cách có hệ thống nguyên giá của máy móc thiết bị và chi phí kinh doanh qua các thời kỳ kinh doanh của máy móc thiết bị tính đến thời điểm xác định nhằm hình thành quỹ khấu hao để tái sản xuất máy móc thiết bị. Khấu hao máy móc thiết bị là một yếu tố chi phí sản xuất cấu thành giá thành sản phẩm. Việc tính khấu hao chính xác giúp cho việc tính giá thành, phí lưu thông và xác định lãi lỗ của doanh nghiệp được chính xác có tác dụng đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng máy móc thiết bị của doanh nghiệp
* Các khái niệm liên quan:
+ Chi phí khấu hao: Chi phí khấu hao là chi phí phí lịch sử được hạch tóan dựa trên nguyên giá của tài sản, mức phân bổ chi phí khấu hao hàng năm làm giảm lợi nhuận trong thời kỳ lạm phát đã phản ánh không đúng sự sụt giảm giá trị thực tế của tài sản.
+ Giá trị có thể bị hao mòn: Giá trị có thể bị hao mòn là chi phí lịch sử của một “tài sản hao mòn” hoặc các khoản chi phí khác thay thế chi phí lịch sử đó trong sổ sách kế toán, trong trường hợp ít hơn lượng hao mòn thuần được dự kiến thì có thể tuỳ ý sử dụng tài sản.
+ Sự giảm giá trị của phí tổn: Sự giảm giá trị của phí tổn có nghĩa là chi phí định kỳ dựa vào doanh thu, nhằm mục đích dùng “giá trị có thể bị hao mòn” của một “tài sản hao mòn” trên tuổi thọ hữu dụng.
+ Giảm giá trị tích luỹ: Giảm giá trị tích luỹ có nghĩa là sự sa sút trầm trọng trong mỗi thời điểm nhất định của “sự giảm giá trị của phí tổn” trong mối quan hệ chi tiết “giá trị giảm của tài sản” hoặc phân loại các “giá trị giảm của tài sản”.
+ Tuổi đời hiệu quả: Thời gian mang lại hiệu quả của một tài sản. Đây là giới hạn thường xuyên của tuổi đời tự nhiên hoặc có thể là số tuổi dự kiến trong vòng một tuổi đời kinh tế.
+ Vòng đời: Số năm trôi qua kể từ khi lắp đặt một cái máy mới, nó cũng được biết đến như là một thời kỳ lịch sử hoặc theo thứ tự sắp xếp của thời gian.
2. Nhận dạng khấu hao và ý nghĩa của việc tính toán khấu hao chính xác
* Nhận dạng khấu hao:
- Quan sát thực tế và bên ngoài thông qua các tham số sau:
+ Tuổi đời, niên hạn kinh tế còn lại được ước tính
+ Tình trạng của việc bảo dưỡng, sửa chữa
+ Tốc độ và khối lượng thời gian sản xuất
+ Giá vốn hiện tại được thu hồi
+ Các biểu hiện hao mòn đến vật chất, chức năng, kinh tế
*ý nghĩa của việc tính toán khấu hao chính xác:
· Giúp cho việc tính giá thành, phí lưu thông và xác định lãi lỗ của doanh nghiệp được chính xác.
· C tác dụng đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đếnmức đượckhấu hao
a) Môi trường:
+ Tình trạng khu vực xung quanh có thích hợp để bảo vệthiết bị không
+ Điều kiện khí hậu: góp phần cân bằng cuộc sống và vận hành máy
+ Môi trường xử lý nước và không khí xung quanhkhu vực
b) Cách sửdụng:
c) Tình trạng bảo dưỡng:
+ Cách thức bảo dưỡng máy hàng ngày hay theo định kỳ:
+ Tình trạng bảo dưỡng thực tế
4.Các phương pháp tính khấu hao:
Việc la chn phương pháp khấu hao thích hợp là việc làm hết sức quan trng đĨ c được ngun vn nhằm bù đắp hao mòn hữu hình và khắc phơc tình trạng hao mòn vô hình.
C các phương pháp tính khấu hao:
a) Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:
* Các trường hợp áp dụng khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng
- Các tài sản cố định tham gia vào họat động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm.
- Áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh có lãi, hiệu quả kinh tế cao,
* Công thức tính:
Trong đó: KH: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm.
NG: Nguyên giá của tài sản
Nsd: thời gian sử dụng (năm)
Tỷ lệ khấu hao bình quân năm =
= =
Þ Theo phương pháp này số tiền khấu hao nhiếu hay ít phụ thuộc vào các nhân tố sau
- Nguyên giá của máy móc
- Thời gian sử dụng là thời gian dự kiến sử dụng máy móc vào hoạt động kinh doanh bình thường phù hợp với các tính năng của máy, thiết bị.
· Ưu điểm:
* Mức khấu hao được phõn bổ vào giỏ thành một cỏch đều đặn làm cho giỏ thành sản phẩm được ổn định.
* Số tiền khấu hao lũy kế đến năm cuối cựng đủ bự đắp giỏ trị ban đầu của máy móc.
*Cỏch tớnh này đơn giản, dễ làm, chớnh xỏc đối với từng loại máy móc.
· Nhược điểm:
Do mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được trớch một cỏch đồng đều, nờn khả năng thu hồi vốn chậm, khụng phản ỏnh đỳng lượng hao mũn thực tế của đơn vị và khụng trỏnh khỏi tỷ lệ hao mũn vụ hỡnh của máy móc.
· Ví dụ:
Cụng ty X mua một máy móc mới 100% với:
* Giá ghi trên hóa đơn (giá chưa có thuế GTGT) là: 97 triệu đồng;
* Chi phí vận chuyển là: 2 triệu đồng;
* Chi phí lắp đặt, chạy thử là: 1 triệu đồng.
* Chiết khấu mua hàng là 2 triệu đồng
Giả sử theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì thời gian sử dụng của máy móc dự kiến là 5 năm, tuổi thọ kỹ thuật của máy là 12 năm, tài sản được đưa vào sử dụng là 1/1/2006.
Như vậy:
Nguyên giá của máy móc = 97 triệu – 2 triệu + 2 triệu + 1 triệu = 98 triệu đồng.
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm: 98 triệu :
Tỷ lệ khấu hao trung bình năm = / n¨m
Bảng tính số tiền khấu hao hàng năm
NĂM |
CÁCH TÍNH |
SỐ TIỀN KHẤU HAO MỖI NĂM |
LŨY KẾ SỐ TIỀN KHẤU HAO |
1 |
=100 * 20% |
20 |
20 |
2 |
=100 * 20% |
20 |
40 |
3 |
=100 * 20% |
20 |
60 |
4 |
=100 * 20% |
20 |
80 |
5 |
=100 * 20% |
20 |
100 |
Nhận xét: Lũy kế số tiền khấu hao đến năm cuối cùng luôn bằng nguyên giá của tài sản.
Để khắc phục hao mòn vô hình, có thể khấu hao nhanh theo 2 phương pháp dưới đây, nhằm thu hồi vốn nhanh để tái tạo máy móc mới hiện đại hơn, có công suất cao hơn.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
· Công thức tính:
Số tiền khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của máy móc * Tỷ lệ khấu hao
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này thường lớn hơn tỷ lệ khấu hao của phương pháp đường thẳng, cụ thể:
Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao BQ theo PP tuyến tính * hệ số
· Hệ số cụ thể phụ thuộc vào thời hạn sử dụng của máy móc:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định |
Hệ số điều chỉnh(lần) |
Đến 4 năm ( t £ 4 năm) |
1,5 |
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm) |
2,0 |
Trên 6 năm (t > 6 năm) |
2,5 |
· Đặc điểm: Theo phương pháp này, số tiền trích khấu hao hàng năm được giảm dần theo bậc thang lũy thoái. Số tiền trích khấu hao nhiều ở những năm đầu và giảm dần ở những năm sau. Lạm phát càng cao thì người ta dùng tỷ lệ khấu hao càng lớn để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.
· Ưu điểm: Có khả năng thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình.
· Nhược điểm: Số tiền khấu hao lũy kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc. Do đó, thường đến nửa năm cuối thời gian phục vụ của máy móc, người ta trở lại dùng phương pháp tuyến tính cố định.
· Ví dụ:
Một cái máy trị giá: 100 triệu đồng (đã bao gồm chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,...), thời gian sử dụng: 5 năm.
Theo Cụng thức: Tỷ lệ khấu hao bình quân theo PP tuyến tính cố định = (1 /thời gian sử dụng) * 100%= (1/5) * 100% = 20%.
Thời gian sử dụng là 5 năm nên hệ số là 2; do đó tỷ lệ khấu hao sẽ là: 40% (=20% * 2).
NĂM |
CÁCH TÍNH |
SỐ TIỀN KHẤU HAO MỖI NĂM |
LŨY KẾ SỐ TIỀN KHẤU HAO |
GIÁ TRỊ CÒN LẠI |
|
|
|
|
100 |
1 |
100 * 40% |
40 |
40 |
60 |
2 |
60 * 40% |
24 |
64 |
36 |
3 |
36 * 40% |
14,4 |
78,4 |
21,6 |
4 |
21,6 * 40% |
8,64 |
87,04 |
12,96 |
5 |
12,96 * 40% |
5,184 |
92,224 |
7,776 |
|
Cộng |
92,224 |
|
|
Nhận xét: Tổng của lũy kế số tiền khấu hao với giá trị còn lại đến năm cuối cùng luôn luôn bằng nguyên giá của tài sản. Điều này giúp có thể kiểm tra được việc tính tóan số tiền khấu hao hàng năm của chúng ta có đúng hay không?
c) Phương pháp khấu hao tổng số:
· Công thức tính:
Số tiền khấu hao hàng năm = NG * Tỷ lệ khấu hao mỗi năm
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao mỗi năm = số năm phục vụ còn lại của máy /tổng số của dãy số thứ tự (từ 1 cho đến số hạng bằng thời hạn phục vụ của máy).
· Đặc điểm: Theo phương pháp này thì tỷ lệ khấu hao mỗi năm khác nhau và giảm dần.
· Ưu điểm: Số khấu hao được trích lũy kế đến năm cuối cùng đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc.
· Ví dụ: tiếp ví dụ trên, một cái máy trị giá: 100 triệu đồng (đã bao gồm chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,...), thời gian sử dụng: 5 năm.
Bảng tính số tiền khấu hao hàng năm
NĂM THỨ |
SỐ NĂM CÒN LẠI ĐẾN KHI HẾT THỜI GIAN PHỤC VỤ |
TỶ LỆ KHẤU HAO MỖI NĂM |
SỐ TIỀN KHẤU HAO MỖI NĂM |
||
1 |
5 |
= 5/15 |
33,33% |
=100 * 33,33% |
33,33 |
2 |
4 |
= 4/15 |
26,67% |
=100 * 26,67% |
26,67 |
3 |
3 |
= 3/15 |
20% |
=100 * 20% |
20 |
4 |
2 |
= 2/15 |
13,33% |
=100 * 13,33% |
13,33 |
5 |
1 |
= 1/15 |
6,67% |
=100 * 6,67% |
6,67 |
|
15 |
|
100% |
|
100 |
Nhận xét: tổng tỷ lệ khấu hao tất cả các năm luôn luôn bằng 100%. Đây là kết quả để có thể kiểm tra xem việc tính tỷ lệ khấu hao mỗi năm của chúng ta có đúng hay không?
*So sánh của 3 phương pháp khấu hao trên:
Phương pháp |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Tuyến tính cố định |
Do được phân bổ vào giá thành 1 cách đều đặn.Cách tính đơn giản dễ làm chính xác đối với từng loại máy. Số tiền khấu hao lũy kế cuối cũng đủ bù đắp giá trị ban đầu |
- Không tránh khỏi hao mòn vô hình do khả năng thu hồi vốn chậm – theo số dư giảm dần |
Số dư giảm dần |
- Khắc phục được hao mòn vô hình do thu hồi vốn nhanh |
- Số tiền khấu hao tích lũy kế đến cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc |
Tổng số |
- Khắc phục được hao mòn vô hình. Số khấu hao được tích lũy kế đến năm cuối cùng cũng đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc |
- Không có |
III. Lỗi thời
1. Khái niệm: Lỗi thời là một nhân tố tác động trong việc làm giảm giá trị của tài sản do sự xuất hiện các phát minh mới và tốt hơn của quá trình sản suất hay thiết bị hay do sự thay về thị hiếu của người tiêu dùng trong thiết kế hoặc thẩm mỹ hay sự thay đổi về kỹ thuật hay các tác động về mặt luật pháp nhưng nó không bao hàm ý nghĩa về hao mòn vật chất.
Lỗi thời là một trong những yếu tố được sử dụng trong việc xác định chu kỳ hữu dụng của tài sản phục vụ cho mục đính tính toán thời gian khấu hao cho phép phù hợp.
Mục đích của việc cho phép khấu trừ do yếu tố lỗi thời là giúp cho người sử dụng thu hồi được vốn trong chu kỳ hữu ích của tài sản. Mặc dù chu kỳ vật lý luôn dài hơn chu kỳ hữu ích thông thường của tài sản.
2. Công thức tính
![]() |
Trong đó: D: hao mòn VC của TS
Di : hao mòn của bộ phận i
Wi : là tỉ trọng giá trị của bộ phận i
n: là số lưîng bé phËn
W: tổng tỷ trọng TS.
3. Các dạng lỗi thời
a. Lỗi thời kỹ thuật:
Lỗi thời về kỹ thụât là do thay đổi về thiết kế và chất liệu cấu trúc của máy móc thiết bị, nú phát sinh do sự phát triển của kỹ thuật cụng nghệ hiện đại, hay do sù thay ®æi về tỷ lệ sản xuất hoặc giảm chi phí hoạt động.
Do đó, thẩm dịnh viên cần nắm bắt và có nhiều kinh nghiệm cơ bản về kỹ thuật của máy móc thiết bị, bên cạnh đó cần phải hỏi chuyên gia khi tiến hành thẩm định hiện trạng.
b) Lỗi thời chức năng:
Lỗi thời chức năng gia tăng khi 1 máy đang trong tình trạng bị thất thoát chức năg về khả ngăng tốt nhất do sự giảm giá trị về sự cộng tác từ bộ phận hoạt động tương ứng. Nó cũngc ó thể tăng lên bởi nhiều lý do bên trong. Công ty này có thể bắt buộc phải uỷ thác máy có công suất ở tốc độ cao đơn gảin vì một cái ở tốc độ thấp là không có giá trị và các bộ phận hoạt động tương ứng, có thể là sự nỗ lực hoặc vốn là đưa ra cơ hội về sản phẩm tối ưu cho máy có tốc độ cao. Lỗi thời chức năng cũng có thể gia tăng do thiết kế sai hoặc đặt sai vị trí của công việc kinh doanh kỹ nghệ. Nó là sụ so sánh với những thay thế hiện tại hơn.
Lỗi thời chức năng cũng được biết như là sự giảm giá trị do bộ phận thay thế hoặc phụ tùng không có giá trị hoặc bất kỳ yếu tố được áp dụng nào khác. Lỗi thời hoạt động được biết như giá trị hiện tại của chi phí hoạt động vượt trội trong tương lai. Thẩm định viên mong muốn tính toán phù hợp những yếu tố này với dữ liệu thích hợp để đạt được sự trình bày đáng tin cậy.
c. Lỗi thời kinh tế.
Điều này là do yếu tố bên trong của máy móc thiết bị,nó có thể thay đổi do nhu cầu về sản xuất sản phẩm hoặc mức hao hụt trong việc cung cấp nguyên lịêu thô và nhân công, pháp luật ảnh hưởng đến thuế, trách nhiệm, môi trường hoặc kiểm soát khu vực...
Tin tức khác