TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MÁY MÓC THIẾT BỊ

1. Khái niệm thị trư­ờng máy móc thiết bị.

          - Là môi tr­ường trong đó ng­ười mua và ngư­ời bán thư­ơng l­ượng, trao đổi với nhau và tác động qua lại lẫn nhau  để thực hiện việc mua bán máy móc, thiết bị trên cơ sở giá và thoả thuận với nhau về tất cả các vấn đề có liên quan đến mua bán máy móc, thiết bị.

     2. Phân loại thị trư­ờng:

     Theo không gian:

·        Thị tr­ường trong nư­ớc:

- Thị tr­ường địa ph­ương;

- Thị trư­ờng quốc gia.

·        Thị trường  ngoài n­ước:

-         Khu vực lân cận;

-         Thị trư­ờng thế giới

        Theo loại máy móc thiết bị còn mới hay đã qua sử dụng:

       -  Thị trường máy móc thiết bị mới:

          Là thị trường giao dịch các loại máy móc thiết bị còn mới chưa qua sử dụng, hiện nay trên thế giới đây là thị trường cung ứng những loại sản phẩm công nghệ mới với tính năng ngày càng ưu việt: ít tốn năng lượng, ít tiêu hao nguyên vật liệu, nhỏ gọn, tự động hoá cao.

          Đây là thị trường chủ yếu cung ứng máy móc thiết bị cho các xí nghiệp ở các nước phát triển, giá cả máy móc thiết bị trên thị trường này thường cao ở lần giao dịch đầu tiên.

          -  Thị trường máy móc thiết bị đã qua sử dụng:

          Là thị trường giao dịch các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng, đây là thị trường chủ yếu cung ứng máy móc thiết bị cho các nước đang phát triển và kém phát triển trong quá trình chuyển giao công nghệ và máy móc thiết bị từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển hoặc kém phát triển hoặc từ các nước đang phát triển sang các nước kém phát triển.

          Giá cả máy móc thiết bị trên thị trường này thường rất rẻ do yếu tố khấu hao vô hình và bản thân các máy móc thiết bị này đã khấu hao hết về giá trị kinh tế nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của các nước đang phát triển và kém phát triển.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị tr­ường:

·        Các lực l­ượng tham gia thị tr­ường:

          - Người sản xuất: Đây là các doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị họ là những nhà cung ứng máy móc thiết bị mới hoặc tân trang phục hồi máy móc thiết bị đã qua sử dụng, họ là người bán máy móc thiết bị.

          - Người tiêu dùng hoặc người có nhu cầu sư dụng máy móc thiết bị:

Đây là các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, bên cạnh đó cũng có những người tiêu dùng cá nhân mua máy móc thiết bị để phục vụ cho sinh hoạt của họ.

          Trên thị trường người bán và người mua máy móc thiết bị có thể liên hệ giao dịch trực tiếp với nhau để thực hiện việc mua bán. Đặc biệt trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, họ có thể trực tiếp giao dịch  với nhau qua mạng Internet hoặc thông qua một đơn vị trung gian là các công ty chuyên kinh doanh máy móc thiết bị.

         - Các nhà môi giới: H là những người đảm trách công việc đưa máy móc thiết bị đến với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng mới có được tài sản nhanh nhất hay giúp người sản xuất, nhà phân phối chuyên bán được máy móc thiết bị hiệu quả nhất.

      - Th­ương nhân - các đại lý - tỉnh đại lý: Họ là người đảm trách vai trò phân phối hoặc môi giới giữa người mua và người bán máy móc thiết bị để giúp cho việc mua bán được nhanh chóng, làm giảm bớt thời gian cho người mua hoặc người bán. Họ có thể là công ty chuyên kinh doanh máy móc thiết bị đa ngành hoặc chuyên ngành.

         - Nhà tài chính: Giữ vai trò quan trọng trên thị trường máy móc thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị xuất nhập khẩu, họ là người bảo lãnh cho việc mua bán thanh toán máy móc thiết bị được nhanh chóng, thuận tiện qua thanh toán tín dụng thư (L/C)

·        Chính sách thuế quan;

-         Khi một quốc gia muốn hạn chế nhập khẩu mặt hàng nào, thì chính phủ sẽ tăng tỷ suất thuế nhập khẩu. Điều này dẫn đến sự khan hiếm mặt hàng này. Giá bán sẽ tăng vì thuế nhập khẩu tăng và sự khan hiếm.

-         Một mặt hàng đ­ược khuyến khích nhập khẩu, chắc chắn thuế nhập khẩu sẽ ở mức thấp hoặc đư­ợc giảm. Người  ta sẽ tăng nhập khẩu, thị trư­ờng được cung cấp hàng hoá nhiều hơn. Giá bán của hàng hoá này giảm.

 

·        Chính sách phi thuế quan;

-         Lệnh cấm nhập khẩu;

-         Chính sách hạn ngạch;

-         Hạn chế nhập khẩu bằng cách ban hành nhiều săc lệnh

-         (Khi chúng ta gia nhập WTO thì những yếu tố này sẽ ngày càng giảm do cam kết hội nhập, mở cửa thị trư­ờng, thuận lợi hóa trong thư­ơng mại...)

·        Chính sách tài chính, tiền tệ:

-         Khuyến khích, tăng đầu t­ư, phát triển sản xuất;

- Chính sách kích cầu, khuyến khích cho vay để mua sắm

·        Chính sách kinh tế đối ngoại:

- Xu hư­ớng mở cửa tăng c­ường hợp tác quốc tế;

- Xu h­ướng đóng cửa, hư­ớng nội.

·        Chính sách khác.

- Chính sách chống lạm phát;

- Chính sách chống thiên tai;

- Chính sách chống lại sự mất mùa

- Chính sách chống lại với khủng hoảng trên thế giới.